Thành quả lớn của vương triều nhỏ
Ngày 7.2, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy.Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Trần Thắng Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 7.2.Ông Trần Thắng Lợi năm nay 49 tuổi, quê quán TX.Hương Trà (TP.Huế), trình độ chuyên môn thạc sĩ quản lý kinh tế, trình độ lý luận chính trị cao cấp. Ông Trần Thắng Lợi từng giữ chức Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Quận ủy Sơn Trà, Bí thư Quận ủy Hải Châu.Sau khi sáp nhập, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng có 6 phó trưởng ban, gồm 3 Phó trưởng ban Tuyên giáo (ông Nguyễn Mạnh Dũng, ông Nguyễn Hoài Nam, bà Mai Thị Thu) và 3 Phó trưởng ban Dân vận (ông Lê Văn Minh, bà Phạm Thị Thảo Nguyên, bà Nguyễn Thị Kim Hoa). Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, đến nhận công tác tại HĐND thành phố, giới thiệu bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đánh giá cùng với việc thành lập 2 Đảng bộ mới (Đảng bộ Các cơ quan Đảng và Đảng bộ UBND TP.Đà Nẵng), chức năng nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo và Dân vận (mới thành lập) sẽ nặng nề hơn bởi khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao hơn. Mô hình cách thức vận hành đều mới chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị, lãnh đạo 2 Đảng bộ, lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận nhanh chóng hoàn thành quy chế làm việc, tổ chức họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể, khẩn trương ban hành các quyết định thành lập tổ chức đảng trực thuộc.Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng yêu cầu các cơ quan tiến hành tiếp nhận bàn giao, hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản; trong đó đặc biệt lưu ý việc chuyển giao tài liệu, tài sản số phải đảm bảo hoạt động thông suốt.Tập trung xử lý vấn đề biển, đảo, biên giới
Theo ông Trần Văn Quỳnh, giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam sẽ thỏa mãn niềm đam mê bóng đá, có cơ hội nâng cao thể chất cho các bạn sinh viên, từ đó sẽ xây dựng tinh thần đoàn kết, nỗ lực, ý chí và tạo động lực tích cực để tăng hiệu quả trong học tập.
Hơn 400 km cầm lái Subaru Forester: Crossover cỡ trung 'đáng tiền' bậc nhất phân khúc
Theo ông Tony Popovic, AFF Cup là giải đấu rất hấp dẫn và ông muốn các cầu thủ của mình có cơ hội thi đấu cọ xát tại giải đấu này. Vị HLV của đội bóng xứ sở chuột túi nói: "Tôi rất thích AFF Cup. Còn với đội tuyển Úc, càng có nhiều trận đấu cọ xát cho Socceroos ở nhiều giải đấu khác nhau càng tốt. Bất kỳ giải đấu quốc tế nào cũng sẽ có ích cho các cầu thủ. Nếu những cầu thủ chuyên nghiệp vướng lịch thi đấu với CLB của họ trong những ngày diễn ra AFF Cup, chúng tôi có thể sử dụng các cầu thủ U.17, U.20 và U.23 cho giải đấu này".Trước HLV Tony Popovic, cựu HLV đội tuyển Úc Graham Arnold cũng từng ủng hộ việc đội bóng xứ sở chuột túi tham dự giải vô địch bóng đá Đông Nam Á.Liên đoàn Bóng đá Úc gia nhập Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) từ năm 2006. Sau đó, đến năm 2013, AFC phân bố Úc về với Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF). Việc phân bố Úc về với AFF xét theo điều kiện địa lý của nước Úc, nước này rất gần với 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo là Indonesia và Timor Leste. Từ khi về với AFF năm 2013, bóng đá Úc tham dự đầy đủ các giải trẻ của bóng đá khu vực. Họ được quyền cử đội tuyển futsal quốc gia tham dự giải futsal vô địch Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở các giải AFF Cup dành cho nam và cho nữ, đội tuyển bóng đá quốc gia Úc chưa được AFF đồng ý cho thi đấu. Ở AFF Cup dành cho nữ, Úc chỉ được cử đội trẻ tham dự. Còn ở AFF Cup dành cho nam, Úc không được cử đại diện tham dự.Theo xu thế chung của bóng đá toàn cầu, việc này có thể được thay đổi, nếu HLV Tony Popovic đã mở lời và nếu Liên đoàn Bóng đá Úc tha thiết yêu cầu AFF cho phép họ tham dự AFF Cup. Hiện tại, các đội tuyển ở Đông Nam Á đang rất muốn được cọ xát với các đội bóng có trình độ cao bên ngoài Đông Nam Á, nhằm nâng cao trình độ cho chính mình. Thế nên, việc có thêm đội Úc thi đấu với các đội tuyển trong khu vực ở 1 giải chính thức tại Đông Nam Á, càng tốt cho các đội Thái Lan, Việt Nam, Malaysia hay Indonesia.Mặt khác, nhiều đội bóng ở Đông Nam Á giờ sử dụng nhiều cầu thủ nhập tịch. Ví dụ như Indonesia có đội hình gồm toàn các cầu thủ gốc châu Âu, nên các đội còn lại ở Đông Nam Á giờ không xa lạ với việc tranh chấp với những cầu thủ thể hình và thể lực tốt, đến từ các nước bên ngoài Đông Nam Á. Thành ra, việc đội Úc xuất hiện tại AFF Cup lúc này có lẽ không còn là vấn đề quá lớn, với giới bóng đá Đông Nam Á nữa.Vấn đề còn lại được HLV Tony Popovic của đội tuyển Úc đề cập trong trường hợp đội bóng xứ sở chuột túi gia nhập AFF Cup, đó là: "Có vẻ như lịch thi đấu của giải đấu này không ủng hộ chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ từ từ nghiên cứu về vấn đề nói trên. Nếu có bất kỳ cơ hội nào để chúng ta hoàn thiện lịch thi đấu quốc tế của mình, tại sao chúng ta không làm điều đó".Cũng liên quan đến lịch thi đấu của AFF Cup, không loại trừ khả năng trong tương lai gần, thời điểm diễn ra AFF Cup sẽ thay đổi. Có thể giải đấu này trong thời gian tới sẽ diễn ra đúng lịch FIFA Days, trong bối cảnh các liên đoàn mạnh tại AFF như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore đều muốn giải đấu diễn ra trong khung thời gian thuận lợi nhất để từng đội tuyển của từng nền bóng đá gom quân một cách dễ dàng nhất, xây dựng được một đội tuyển quốc gia mạnh nhất.
Mạng xã hội vừa lan truyền đoạn clip ca sĩ Quang Lê trình diễn ca khúc Bật tình yêu lên cùng với Quang Hà, Tố My, Giang Hồng Ngọc trong một chương trình. Song màn kết hợp này vấp phải những ý kiến trái chiều trên mạng xã hội khi nhiều khán giả cho rằng cách hát của nam ca sĩ gây khó chịu. Nhiều người còn khuyên anh chỉ nên trung thành với dòng nhạc trữ tình quê hương. Một tài khoản chia sẻ: “Chắc đây là Bật tình yêu lên phiên bản bolero quá”. Một cư dân mạng bày tỏ quan điểm: “Có ai vừa nghe hát mà vừa nhăn mặt như tôi không”. Người xem khác bày tỏ: “Bản gốc hay bao nhiêu, bản này cứ sao sao ấy nhỉ”. Tài khoản khác thẳng thắn: “Hôm xem trên tivi tôi cũng thấy kỳ rồi, nhưng cứ tưởng mỗi mình tôi thấy lạ. Tính ra tùy độ tuổi mà hát nhạc cho phù hợp”. Bật tình yêu lên là ca khúc được Tăng Duy Tân và Hòa Minzy thể hiện từng gây sốt trên mạng xã hội. Trong một lần chia sẻ với chúng tôi, nam nhạc sĩ kể đây là sản phẩm kỷ niệm tình bạn, không đặt nhiều kỳ vọng song lại "hot" với 5 tỉ view trên TikTok. “Tôi rất bất ngờ, vì đây là một con số ngoài sức tưởng tượng của tôi và Hòa Minzy", Tăng Duy Tân từng cho hay. Những ngày qua, Đèn âm hồn liên tục cạnh tranh vị trí dẫn đầu doanh thu phòng vé, thu về hơn 76 tỉ đồng (theo số liệu thống kê từ Box Office Vietnam). Riêng trong ngày 13.2, tác phẩm của đạo diễn Hoàng Nam thu 3,5 tỉ đồng (tính đến 17 giờ), tạm xếp vị trí thứ hai sau Nụ hôn bạc tỷ của Thu Trang. Đạo diễn Hoàng Nam từng chia sẻ về việc bán nhà để thực hiện dự án điện ảnh đầu tay. Trước sức hút của phim, anh bật mí: “Xin chia vui với các bạn là tôi thoát khỏi cảnh thuê nhà, đủ tiền lấy lại nhà và xe rồi. Còn mục tiêu tiếp theo là đưa Đèn âm hồn ra nước ngoài. Tôi cũng đã tìm được đối tác phát hành phim quốc tế có tâm, có tầm”.Tạo tiếng vang trên phòng vé song Đèn âm hồn của Hoàng Nam từng vướng những tranh cãi về mặt nội dung. Đạo diễn nói đó là điều khó tránh khỏi nên bản lĩnh đón nhận. “Đây là dự án đầu tay nên còn nhiều điều chưa được. Tôi mong được nghe nhiều hơn những lời nhận xét, để sản phẩm sau tốt hơn. Mong khán giả nhận biết đâu là lời đóng góp và đâu là lời ác ý”, anh cho hay.Nguyễn Phương Nam chính thức cho ra mắt MV Về chung một nhà như một lời chào chính thức đến khán giả. Bài hát lấy cảm hứng từ dự án phim tết Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành. Song nói về việc “dựa danh tiếng” đàn anh, Nguyễn Phương Nam thẳng thắn: “Mình còn trẻ và mình có thể hâm mộ một nghệ sĩ, để xem họ là hình mẫu mà học tập. Và mình chỉ đang bày tỏ niềm yêu thích tác phẩm điện ảnh của anh Trấn Thành bằng khả năng sáng tác của mình”.Về chung một nhà là một bản nhạc pop ballad dễ nghe, dễ thuộc phù hợp cho mùa lễ Tình nhân. Nguyễn Phương Nam muốn chào sân bằng một sản phẩm dễ chịu và cũng thể hiện phong cách âm nhạc mà anh hướng đến trong tương lai. Khi ra mắt sản phẩm vào dịp Valentine, nam ca sĩ cũng lo lắng và áp lực khi đây là thời điểm thị trường âm nhạc có nhiều sản phẩm ấn tượng, điển hình là của Erik và Đức Phúc.Nguyễn Phương Nam hy vọng khán giả sẽ đón nhận MV Về chung một nhà để anh có thêm động lực ra mắt nhiều dự án hơn. Trong thời gian tới, Nguyễn Phương Nam sẽ tiếp tục công việc dạy học lẫn ca hát. Anh cũng muốn học trò được truyền cảm hứng từ hành trình theo đuổi nghệ thuật của mình.Dịp Valentine, Đăng Khôi gây bất ngờ khi mua tặng vợ chiếc xế hộp. Trên trang cá nhân, anh đăng tải loạt ảnh hạnh phúc của người bạn đời khi đón nhận món quà đặc biệt này.Kèm theo đó, giọng ca Cô bé mùa đông nhắn nhủ: “Chồng lỡ mua cái túi hồng nên mua thêm cái xe hồng làm combo xinh xinh tặng vợ. Năm rồi vất vả vì chồng, mong năm nay vợ chuyện gì cũng màu hồng nha”. Năm 2024, Đăng Khôi tái xuất âm nhạc khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, nhận được sự yêu mến từ phía khán giả. Ngoài ra đây được xem là một năm đáng nhớ đối với nam ca sĩ khi gia đình đón thêm thành viên mới. Đăng Khôi bật mí anh đặt tên bé là Nguyễn Đăng Anh Tài, như một cách để kỷ niệm chặng hành trình đáng nhớ của mình ở show âm nhạc. Hiện tại, tổ ấm viên mãn của Đăng Khôi - Thủy Anh khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Trải nghiệm công nghệ Mercedes S-Class, tiện nghi dành cho ‘ông chủ’
Theo viên chức Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Kawaguchi Masakazu nói với AFP ngày 13.3, Nhật Bản đặt mục tiêu xuất khẩu 350.000 tấn gạo vào năm 2030, gần gấp 8 lần so với khối lượng xuất khẩu năm 2024 là 45.000 tấn - trị giá 12 tỉ yen (81 triệu USD).Ông Masakazu cho biết mục tiêu nêu trên có thể được nội các phê duyệt trong tháng 3. Đây là một phần trong chính sách quốc gia của Nhật Bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo và nỗ lực nâng cao năng lực canh tác gạo.Lượng gạo tiêu thụ tại Nhật Bản đã giảm một nửa trong vòng 60 năm qua, một phần do chế độ ăn uống hiện nay có nhiều nguồn tinh bột khác như bánh mì và mì sợi. Khi nhu cầu giảm, nông dân cũng giảm mạnh canh tác, dẫn đến tình trạng thiếu gạo khi có tình huống phát sinh làm tăng nhu cầu đột ngột. Mục tiêu tăng xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản nhằm duy trì sản lượng ổn định và có thể nhanh chóng hỗ trợ nhu cầu thị trường nội địa.Nguồn cung gạo tại Nhật Bản đang thiếu hụt, đến từ nhiều yếu tố, bao gồm mất mùa do thời tiết nóng, những lần người dân hoang mang trước cảnh báo siêu động đất vào năm ngoái và đã tích trữ gạo. Một số doanh nghiệp cũng được cho là đang giữ hàng tồn để chờ thời điểm thích hợp. Tuần này, chính phủ Nhật Bản đã mở đợt đấu giá kho gạo dự trữ khẩn cấp, điều hiếm xảy ra tại nước này, nhằm hạ giá gạo vốn đã tăng gấp đôi trong năm qua.Theo báo Asahi, hiện lượng gạo xuất khẩu chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng gạo tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu đạt 350.000 tấn thì sẽ tương đương 5% sản lượng hiện nay. Khi nhu cầu sử dụng gạo làm nguồn thực phẩm giảm, chính phủ đang khuyến khích nông dân trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu hoặc cho các mục đích sử dụng khác mà không phải làm lương thực chính.Giá gạo Nhật thường đắt hơn các nước khác do chi phí sản xuất cao. Chính phủ Nhật Bản cũng đang tìm những giải pháp giảm chi phí qua việc mở rộng đất trồng, phát triển sản phẩm và phương pháp canh tác thông minh, cải tiến giống lúa để tăng năng suất.